Rất nhiều điều chúng ta học được từ lịch sử đến từ những đồ tạo tác, tranh vẽ, bài hát, và nhiều thứ khác của thế hệ đi trước để lại. Nhưng trang phục ngủ thường được coi là một vấn đề riêng tư vì xa xưa bất kỳ hình thức quần áo ngủ nào cũng chỉ mặc trong nhà. Chính vì điều này, chúng ta không có nhiều ví dụ trực tiếp về bộ đồ ngủ của những thời kỳ đầu. Tuy nhiên, may mắn thay, có rất nhiều mảnh ghép có thể kết nối giúp chúng ta tưởng tượng ra quần áo ngủ sơ khai trông như thế nào.
Một vẻ đẹp mới của pijama nam, nữ; một cái tên đặc biệt; với nguồn gốc đặc biệt; những bước phát triển đặc biệt sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại trang phục quen thuộc này. Cùng chúng tôi tìm hiểu về lịch sử ra đời đầy thú vị của loại trang phục pijama qua bài viết sau đây.
Lịch sử về pijama đủ thú vị cho bạn tìm hiểu
1. Nguồn gốc của cái tên “Pijama”
Từ “pyjama” có nguồn gốc từ từ “pae jama” hoặc “pai jama” trong tiếng Hindi – một trong hai ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, có nghĩa là quần áo chân, và có từ thời Đế chế Ottoman thế kỷ XIII. Theo truyền thống, đồ ngủ là quần dài hoặc quần cộc nhẹ, rộng, có dây rút để buộc quanh eo, chúng được cả phụ nữ và nam giới mặc ở Trung Đông và Nam Á, bao gồm Bangladesh, Pakistan, Iran và miền nam Ấn Độ.
Cái tên pijama bắt nguồn từ tiếng Hindi
Vì là loại trang phục phổ biến ở nhiều khu vực, mỗi vùng sẽcó một cách viết pijama biến thể khác nhau, chung quy là dựa trên phiên âm /piʒama/. Một số cách viết của từ pijama như: paejamas, pajamas, pyjamas hay có thể viết tắt là PJ’s. Từ hôm nay, nếu thấy một người quen viết từ này khác bạn và nhắc bạn viết sai chính tả thì bạn cũng có thể tự tin giải thích cho họ lý do tại sao.
2. Pijama có từ khi nào?
Pijama thường được cho là đã được bắt nguồn từ phương Tây vào khoảng năm 1870, ở các thuộc địa của Anh, người đã sử dụng chúng như một sự thay thế cho áo ngủ truyền thống, sau đó tiếp tục phổ biến chúng khi họ trở về chính quốc. Nhưng như đã đề cập ở trên, pijama đã có từ thời Đế chế Ottoman thế kỷ XIII ở Ấn Độ. Vào thế kỷ XIV-XV, người châu Âu đã phát hiện những bộ đồ ngủ của nền văn hóa này và thay đổi chúng để phù hợp với khí hậu của chính họ. Đến thế kỷ XVII, gần như tất cả mọi người ở châu Âu đều mặc một số bộ đồ ngủ được chuyển thể từ bộ pijama sơ khai được tìm thấy ở Đế chế Ottoman.
Pijama nam bắt đầu xuất hiện vào năm 1902
Đến năm 1902, đồ ngủ cho nam giới đã có mặt rộng rãi, trở nên phổ biến hơn. Ở thời kỳ này, pijama nam được may từ các loại vải như cotton, lụa, flannel hoặc madras. Đồ ngủ được coi là hiện đại và phù hợp với lối sống năng động.
3. Những bước chân đầu tiên của pijama trong làng thời trang
Pijama bắt đầu được chuyển thể thành trang phục thời trang vào những năm đầu của thế kỷ XX khi các nhà thiết kế tiên phong quảng bá chúng như một sự thay thế thanh lịch cho chiếc áo choàng. Nhà thiết kế thời trang người Pháp Paul Poiret đã tung ra các kiểu đồ ngủ đầu tiên cho cả ban ngày và buổi tối vào năm 1911, và ảnh hưởng của ông đóng một vai trò lớn trong sự chấp nhận cuối cùng của mọi người thời đó.
Trong suốt thế kỷ XX, đồ ngủ sẽ tiếp tục phản ánh lý tưởng thời trang. Bộ phim “It Happened One Night” năm 1934, có một cảnh trong đó Claudette Colbert thủ vai nữ chính đã mặc một bộ pijama nam cao cấp, hình ảnh này đã giúp phổ biến bộ đồ ngủ theo phong cách menswear cho phụ nữ.
Trong những năm 1920, pijama lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc
Với sự phổ biến của phong cách unisex trong những năm 1970, đồ ngủ thường lấy cảm hứng từ trang phục nam. Bộ đồ ngủ bằng vải satin đã được ưa chuộng từ những năm 1920 và tiếp tục trở lại, được ưa chuộng của cả nam giới và phụ nữ trong thời kỳ này. Trong thập kỷ này, phong cách thời trang dựa trên trang phục truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc và thông qua đó để thể hiện quan điểm về chính trị của người mặc. Xu hướng này đối với unisex nói riêng và toàn nhân loại nói chung vẫn còn cho đến ngày nay, đặc biệt rõ ràng trong thời trang của phụ nữ.
Beach pajamas, được mặc khi đi dạo bên bờ biển, đã được phổ biến bởi Gabrielle “Coco” Chanel vào đầu những năm 1920. Bộ đồ ngủ đi biển đầu tiên được mặc bởi một vài người thích phiêu lưu, nhưng đến cuối thập kỷ này Beach pajamas đã trở nên phổ biến hơn đối với đa số phụ nữ. Evening pajamas, dự định sẽ được mặc như một loại trang phục mới cho bữa ăn thông thường ở nhà, cũng đã được chấp nhận rộng rãi trong thập kỷ này. Evening pajamas vẫn tiếp tục phổ biến trong suốt những năm 1930 và tái xuất hiện vào những năm 1960 dưới dạng “palazzo pajamas”.
Trong những năm 1970, pijama nam ngày càng trở nên đơn giản
Palazzo pajamas đã được nhà thiết kế La Mã Irene Galitzine giới thiệu vào năm 1960, mang đến sự thanh lịch nhưng không trang trọng cho người mặc. Chúng ảnh hưởng rất lớn đến thời trang trong những năm 1960 và tiếp tục vào những năm 1970. Palazzo pajamas có ống quần cực rộng và thường được làm bằng lụa mềm và được trang trí bằng cườm và tua rua. Trong những năm 1970, trang phục mặc ở nhà ngày càng đơn giản và không có cấu trúc.
Pijama là một “người bạn” quen thuộc, nhưng lịch sử của nó cũng đồ sộ và thú vị không thua kém bất kỳ loại trang phục nào. Trở về thời hiện đại, lợi ích và ưu điểm của pijama là điều mà chúng ta không thể phủ nhận. Huỳnh Hương Shop hy vọng sẽ là người bạn luôn đồng hành cùng bạn và gửi tới bạn thông tin hữu ích.
Xem thêm: Bộ mặc nhà Pijama nam còn những ưu điểm có thể bạn chưa biết!